Cổ phiếu quỹ là gì? Các chứng chỉ quỹ ở Việt Nam

Cổ phiếu quỹ là gì

Là loại Quỹ đầu tư mở, là quỹ được mở cửa chào đón góp vốn từ nhiều người đầu tư vào, đơn vị sử dụng số tiền đó được gọi là công ty quản lý quỹ. Công ty quản lý quỹ có đội ngũ chuyên gia đầu tư dày dặn kinh nghiệm, tính toán, cân nhắc để đầu tư tiền đó vào Thị trường chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu). Cổ phiếu, trái phiếu được mua phải qua sàng lọc và phân tích, lựa chọn dựa trên yếu tố cơ bản của doanh nghiệp và định giá cổ phiếu/trái phiếu trên thị trường, giúp bảo toàn và tăng trưởng vốn trong trung và dài hạn.

Mô hình của quỹ mở

Mô hình của quỹ mở

Mô hình của quỹ mở

Quỹ có thời hạn hoạt động không xác định, không giới hạn số người tham gia.

Quỹ mở phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ không giới hạn. Sau đợt phát hành lần đầu ra công chúng, giao dịch (mua/bán) của NĐT được thực hiện định kỳ căn cứ vào giá trị tài sản ròng trên 1 đơn vị quỹ (NAV/CCQ). Việc mua/bán lại được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ.

Nói một cách dân dã, dễ hiểu là, để tham gia thị Trường chứng khoán (TTCK) bạn phải có kiến thức chuyên môn về phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, lên chiến lược và đặc biệt là tiền nhiều (để làm gì thì bạn tự tìm hiểu) và quản lý cảm xúc. Theo thống kê đáng buồn là có đến 90% NĐT cá nhân thất bại trên TTCK. Thay vì vậy, bạn bỏ tiền vào một Quỹ cổ phiếu của 1 đơn vị nào đó và họ sẽ dùng tiền của bạn để đi đầu tư TTCK, kết quả hoạt động đầu tư sẽ phản ánh thẳng vào giá trị ròng của Chứng chỉ quỹ (NAV).

Các quỹ được thành lập ở VN đều được quản lý một cách chặt chẽ nên bạn yên tâm về số tiền mình đã gửi, sau khi bỏ tiền (mua) thì Quỹ sẽ cung cấp cho bạn 1 Chứng chỉ quỹ. Bạn có thể bán nó bất cứ lúc nào bạn muốn cho thị trường và hoặc công ty Quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ phải có trách nhiệm mua lại cqq khi NĐT bán.

Vì nó luôn tìm cách tối đa lợi nhuận và chiến thắng thị trường (lại là thuật ngữ) nên tính chất của nó là quỹ chủ động. Ngược lại với nó là quỹ bị động Quỹ ETF chỉ bám sát theo một chỉ số nhất định.

Chiến thắng thị trường là gì

Là quỹ sẽ tìm cách tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung của TTCK. vd TTCK năm tăng 10% nhưng quỹ chủ động sẽ luôn cao hơn con số đó. Ngược lại khi giảm nó cũng sẽ cố giảm ít hơn thị trường. Tuy nhiên không phải năm nào nó cũng thắng mà có thắng có thua. Bạn có thể tìm hiểu trong lịch sử hoạt động từng quỹ.

Chứng chỉ quỹ là gì

Khi bạn bỏ tiền vào 1 quỹ, Quỹ sẽ cung cấp cho bạn 1 CCQ. Hiểu nôm na là giấy chứng nhận bạn là cổ đông của quỹ, vậy thôi.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về Chứng chỉ quỹ là gì, bạn đọc bài này Bản chất mua Chứng chỉ quỹ là gì, có lãi suất kép ko?

Cổ phiếu quỹ phù hợp với ai

  • NĐT muốn đa dạng hóa vào một danh mục với số vốn nhỏ và chi phí thấp.
  • NĐT muốn đầu tư lâu dài trong khi không có đủ nguồn lực để phân tích chứng khoán hàng ngày.
  • NĐT muốn có một sản phẩm đầu tư kỷ luật và tiện lợi được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Lợi thế của Cổ phiếu quỹ

  • Chi phí thấp: với một khoản đầu tư nhỏ, NĐT có thể tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau từ cổ phiếu, trái phiếu đến bất động sản trong khi đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực này rất khó có thể thực hiện trực tiếp với số vốn nhỏ.
  • Chuyên nghiệp: Quỹ mở cho phép NĐT tiếp cận với các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp, người có kinh nghiệm chuyên môn và có nguồn lực để phân tích, theo dõi khoản đầu tư tại quỹ thay cho NĐT. Nhờ đó mà NĐT giải phóng được thời gian cho mình, không cần theo dõi thị trường thường xuyên.
  • Tính linh hoạt: Quỹ mở luôn linh hoạt điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến phức tạp của thị trường. Yếu tố này rất phù hợp với những NĐT không có nhiều thời gian theo dõi và ứng biến với những thay đổi của thị trường và những NĐT nước ngoài chưa thật sự am hiểu về thị trường Việt Nam.
  • Đa dạng hóa danh mục: Quỹ mở thường đầu tư vào một rổ cổ phiếu (nhiều cổ phiếu khác nhau). Việc đầu tư vào cổ phiếu của các công ty trong những ngành nghề khác nhau sẽ làm giảm rủi ro tiềm ẩn với việc đầu tư chỉ 1 hoặc số ít. Với một số tiền nhỏ ban đầu NĐT vẫn có thể tích lũy trong một chiến lược được đa dạng hóa tốt. Ngoài ra tài sản còn được phân bổ linh hoạt giữa cổ phiếu và các tài sản có thu nhập cố định như một giải pháp để tăng trưởng và đem lại thu nhập ổn định cho người sở hữu Chứng Chỉ Quỹ.
  • Gia tăng lợi nhuận: Với mục tiêu xuyên suốt trong thời gian hoạt động của Quỹ là bảo vệ vốn và gia tăng giá trị cho người sở hữu Chứng Chỉ Quỹ, NĐT có cơ hội có được sự tăng trưởng vốn cùng với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hàng đầu trên thị trường.
  • Kiểm soát rủi ro: Quy trình kiểm soát rủi ro chặt chẽ được thiết lập trước, trong và sau khi đầu tư giúp quỹ hạn chế được tối đa những rủi ro trong quá trình đầu tư. Đó là điều mà NĐT cá nhân chúng ta thiếu và yếu.
  • Thanh khoản cao: Trong trường hợp cần thiết, NĐT cần phải sử dụng tiền, Chứng Chỉ Quỹ có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng và dễ dàng. NĐT có thể bán lại cho Quỹ một phần hoặc toàn bộ số Chứng Chỉ Quỹ đang sở hữu. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm mua lại CCQ từ NĐT theo quy định.
  • Tiết kiệm thời gian: NĐT giải phóng được khối lượng công việc khổng lồ thay vì trực tiếp phân tích, tìm kiếm cơ hội đầu tư trên thị trường tài chính ngày càng phức tạp. NĐT có nhiều quỹ thời gian hơn để dành cho công việc và gia đình của mình.
  • Minh bạch: Cùng với sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng giám sát, mọi thông tin về quá trình hoạt động đều được gửi tới NĐT đầy đủ, rõ ràng và thường xuyên.

Nhược điểm

Nếu tự mình đầu tư thì sẽ không mất phí nhưng người khác làm thay bạn đương nhiên phải có phí. Phí này Quỹ sẽ dùng để chi phí cho lương, chi phí cố định, việc quản lý, đầu tư… Phí mua, bán, phí hàng năm mỗi Quỹ đều có và khác nhau. Khi mua CCQ nào thì bạn hãy tìm hiểu trước.
  • Phí hàng năm dao động 1-2%, mình nghĩ rằng những việc khó khăn nhất mà họ đã làm thay chúng ta thì khoản phí 1-2% đó là hoàn toàn xứng đáng. Lưu ý rằng Giá trị NAV thể hiện là giá trị sau khi đã trừ phí quản lý.
  • Phí mua: Tùy từng quỹ mà phí mua có thể miễn phí hoặc dưới 1%.
  • Phí bán phụ thuộc vào thời gian bạn năm giữ ngắn hay dài, nắm càng lâu thì phí bán càng thấp, thường trên 18 tháng sẽ miễn phí. Cũng công bằng thôi bạn góp vốn làm ăn chung mà mới đc thời gian ngắn bạn đã rút vốn rồi thì phải mất phí thôi, vì vậy phí này sinh ra là để NĐT đi cùng quỹ lâu dài hơn. Cũng vì phí này mà CCQ ko phải là loại mà bạn dùng để lướt sóng.



Các chứng chỉ quỹ ở Việt Nam

Để so sánh tăng trưởng công bằng để có cái nhìn chính xác nhất có thể, bằng cách lấy các mốc thời gian so sánh bằng nhau. Tuy nhiên trong Thị trường chứng khoán số liệu của quá khứ không quyết định tăng trưởng của quỹ tương lai bạn nhé.

ENF

Quỹ Đầu tư Năng động ( Quỹ ENF), là quỹ Đầu tư Đại chúng dạng mở được quản lý bởi Eastspring Invesment, trực thuộc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam, đươc thành lập ngày 27 tháng 3 năm 2014;
Mục tiêu của Quỹ ENF hướng đến việc gia tăng một cách ổn định và bền vững vốn đầu tư thông qua đa dạng hóa các tài sản trong danh mục, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, và tiền gửi ngân hàng.
Biểu đồ tăng trưởng của quỹ kể từ 06/04/2017 đến 08.2021
Giá trị quỹ tăng từ 15.556 lên 30.821, trung bình 22,3 %/năm.

VCBF- BCF

Quỹ Đầu Tư Cổ Phiếu Hàng Đầu VCBF (“quỹ VCBF- BCF”) đầu tư đến 100% giá trị tài sản ròng (NAV) vào cổ phiếu niêm yết, chủ yếu vào các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn và thanh khoản tốt.

Danh mục phân bổ của quỹ

Quỹ Đầu Tư Cổ Phiếu Hàng Đầu VCBF

Quỹ Đầu Tư Cổ Phiếu Hàng Đầu VCBF

Hiệu quả hoạt động

Biểu đồ tăng trưởng từ 04/2017 đến 11/08/2021
Tăng từ 15.793 lên 28.164, Lợi nhuận trung bình 28,5 %/năm
Xem biểu đồ tăng trưởng cập nhật mới nhất tại đây

VESAF

VESAF là quỹ mở cổ phiếu được quản lý chuyên nghiệp bởi VinaCapital. Quỹ VESAF đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu niêm yết có vốn hóa vừa và nhỏ, các cổ phiếu có giới hạn tỉ lệ sở hữu nước ngoài, đặc biệt là các cổ phiếu đã hết room cho NĐT nước ngoài. Quỹ VESAF có mức độ rủi ro trung bình đến cao, phù hợp với NĐT kỳ vọng mức sinh lời cao vượt trội, muốn đầu tư trung-dài hạn và chịu được biến động mạnh của thị trường.
Biểu đồ tăng trưởng của VSAF từ ngày thành lập 04/2017 đến 10/08/2021
Giá trị quỹ tăng từ 10.000 lên 23.478, trung bình 34 %/năm
Xem Biểu đồ tăng trưởng mới nhất tại đây

VEOF

VEOF là quỹ mở cổ phiếu được quản lý chủ động và chuyên nghiệp bởi VinaCapital. Quỹ VEOF đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu niêm yết của các doanh nghiệp đầu ngành, có lợi thế cạnh tranh khác biệt và có tiềm năng tăng trưởng tốt. Quỹ VEOF có mức rủi ro trung bình đến cao, phù hợp với NĐT kỳ vọng lợi nhuận cao, có ý định đầu tư trung và dài hạn, chấp nhận được biến động của thị trường trong ngắn hạn.
Biểu đồ tăng trưởng của VEOF từ 13/04/2017 đến 17/08/2021
Giá trị quỹ tăng từ 12.798 lên 24.432, trung bình 20,6 %/năm
Xem Biểu đồ tăng trưởng mới nhất tại đây

DCBC (mã cũ: VFMVF4)

Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu DC (DCBC) là quỹ đại chúng thứ hai được quản lý bởi Công ty quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam. Huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu 806,46 tỷ đồng vào tháng 1/2008. Sau 5 năm hoạt động, Quỹ đầu tư DCBC đã chính thức chuyển đổi thành quỹ mở vào tháng 12/2013, đây cũng là xu hướng đầu tư của các quỹ trên thế giới, nhằm đem lại lợi ích tối ưu cho NĐT.
Biểu đồ chưa cập nhật
Từ 05/04/2017 đến 19/08/2021 tăng từ  13.701 lên 28.573, trung bình tăng 24,5 %/năm
Xem Biểu đồ tăng trưởng mới nhất tại đây

VNDAF

Quỹ VNDAF được thành lập 12/01/2018, là Chứng chỉ quỹ đầu tư (VND Asset Fund) Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, công ty chứng khoán lớn nhất VN hiện nay. Quỹ VNDAF đầu tư vào cổ phiếu, phù hợp với chiến lược đầu tư tích sản dài hạn và đã được chứng minh hiệu quả vượt trội trong dài hạn.

Do quỹ được thành lập 01.2018 nên số liệu chỉ có từ đây đến 20/08/2021. 

Giá trị quỹ tăng từ 10.000 –  15.308, trung bình tăng 14,5 %/năm.
VNDAF ra đời đúng thời điểm đỉnh của TTCK nên con số 14,5 trên ko phản ánh đúng thực chất năng lực của quỹ.
Nhìn biểu đồ ta thấy Quỹ luôn cao hơn so với VNindex để thấy rằng quỹ có giá trị tăng tưởng rất tốt. Do dó, Để so sánh với các quỹ khác mình cũng lấy mốc 04/2017, tạm lấy tỉ lệ tăng trưởng của VNindex từ 04/2017-01/2018 là 36% cộng vào VNDAF. Vậy tổng cộng VNDAF từ 04/2017-20/08/2021 tăng TB 38,5 %/năm
Xem Biểu đồ tăng trưởng mới nhất tại đây

MBVF

Với chiến lược đầu tư giá trị, cơ cấu danh mục đầu tư theo ngành nghề của Quỹ sẽ thay đổi theo thời gian tùy vào những biến động và cơ hội xuất hiện trên thị trường.
Dự kiến lĩnh vực đầu tư của MBVF sẽ tập trung vào những ngành nghề sau (nhưng không giới hạn ở những nghành nghề này) với tỷ trọng phân bổ theo các nhóm ngành không vượt quá những hạn chế đầu tư quy định Điều lệ Quỹ. Các ngành nghề bao gồm: Ngân hàng, Bất động sản, Vật liệu xây dựng, Hàng công nghiệp, Các ngành nghề được pháp luật cho phép và phù hợp với chiến lược đầu tư tại từng thời điểm theo quyết định hợp lý của Công ty Quản lý Quỹ.
Từ 07/04/2017 – 20/08/2021 giá trị quỹ tăng từ 12.726 – 18.463, trung bình 10,8 %/năm
Xem Biểu đồ tăng trưởng mới nhất tại đây

Quỹ SSI SCA

Quỹ Đầu Tư Lợi Thế Cạnh Tranh Bền Vững SSI (SSI SCA) của Công ty TNHH Quản Lý Quỹ SSI là một trong những công ty chứng khoán lớn nhất VN hiện nay.
Quỹ sẽ áp dụng chiến lược đầu tư chủ động, tập trung đầu tư vào danh mục các cổ phiếu niêm yết của các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, có thị phần lớn, năng lực quản trị tốt, tình hình tài chính vững mạnh, có khả năng hoạt động tốt trong điều kiện thị trường không thuận lợi, và đang được định giá hấp dẫn so với tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của công ty.
Quỹ cũng sẽ đầu tư vào các tài sản có thu nhập cố định có chất lượng tín dụng tốt, đảm bảo thu hồi vốn và mang về các khoản thu nhập cố định cho Quỹ.




Dựa bảng tổng hợp tăng trưởng quỹ qua từng năm, tính toán ta được trung bình từ 2017 – 08/2021 quỹ tăng trung bình 36 %/năm

Xem Biểu đồ tăng trưởng mới nhất tại đây

DCDS (cũ VFMVF1)

Quỹ Đầu tư Chứng khoán Năng động DC (DCDS) của Công ty Quản Lý Quỹ Dragon Capital Việt Nam

Mục tiêu mà Quỹ DCDS nhắm đến là xây dựng được một danh mục đầu tư cân đối và đa dạng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa các rủi ro cho nguồn vốn đầu tư của quỹ. Phần lớn các thương vụ đầu tư sẽ được tập trung vào các loại chứng khoán đang và sẽ niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chứng khoán này bao gồm chứng khoán của các công ty đang niêm yết trên thị trường, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu của các công ty cổ phần. Ngoài ra, mục tiêu của quỹ còn nhắm đến trong quá trình đầu tư là giúp các đơn vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh… nhằm làm gia tăng giá trị của chính các công ty này và vì thế gia tăng về mặt giá trị các khoản đầu tư của Quỹ đầu tư DCDS.
Do DCDS được chuyển đổi từ VFMVF1 từ 08/2020 nên biểu đồ trước đó ko có. Nhưng NAV của DCDS vẫn được kế thừa nên mình đã tra được tại thời điểm 04/04/2017 NAV của VFMVF1 là 30.480, đến 19/08/2021 NAV của DCDS là 72.535.
Vậy trung bình từ 07/2017 – 19/08/2021 DCDS tăng 31,1 %/năm
Xem Biểu đồ tăng trưởng mới nhất tại đây

TCEF

Quỹ Cổ Phiếu Techcom Top 30 (TCEF) của Ngân hàng Techcombank
Với mục tiêu sinh lời hiệu quả trong dài hạn, quỹ nói không với những cổ phiếu nóng, mang tính đầu cơ ngắn hạn, mà chỉ đầu tư vào top 30 doanh nghiệp hàng đầu trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam:

Tư 02/04/2017 – 20/08/2021 tăng trưởng từ 11.353 – 19.422, trung bình 16,2 %/năm

Bảng xếp hạng các Quỹ cổ phiếu tính từ 04/04/2017 -20/08/2021

Một lần nữa mình nhắc lại, quá khứ không vẽ nên tương lai. Bạn cần phải kết hợp thêm nhiều yếu tố khác để chọn mặt gửi vàng nhé.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm Quỹ ETF với biên độ biến động cao hơn tại Quỹ ETF

Lưu ý:

Quỹ cổ phiếu sẽ có biến động (tăng/giảm) rất lớn vì vậy bạn cần vững ý chí khi mua, xác định đầu tư dài hạn. Bạn nhìn trên Biểu đồ tăng trưởng nào ở trên, nếu bạn mua Quỹ tại thời điểm đỉnh 2018 thì bạn có giữ được bình tĩnh khi 03/2020 số tiền của bạn bốc hơi gần 50% không?
Nếu bạn thấy mình không thể chịu được độ biến động như vậy thì có thể tham khảo Quỹ Trái phiếu. Biểu đồ tăng trưởng của Trái phiếu là 1 đường chéo đi lên nhưng lãi suất về lâu dài sẽ không được cao như Quỹ Cổ phiếu. Lựa chọn là ở bạn.

Mua Quỹ Cổ phiếu ở đâu

Mua trực tiếp

Mua trực tiếp tại Công ty phát hành, Công ty quản lý hoặc các công ty, ngân hàng phân phối. Cách này mất nhiều thời gian và nếu bạn muốn mua nhiều Quỹ khác nhau thì bạn phải đăng ký ở nhiều công ty khác nhau.

Mua online

Bạn có thể mua qua các sàn giao dịch trung gian. Thời đại công nghệ 4.0, mọi việc trở nên dễ dàng hơn khi bạn chỉ cần tải App về, đăng ký và mua trực tiếp trên đó, bạn mua được tất cả các loại quỹ mà bạn muốn.
Các công ty này đươc công nhận và quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước, Kiểm toán, kiểm soát bởi các công ty kiểm toán top 4 tại VN, tương tự như ngân hàng nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Chỉ cần tải app, đăng ký tài khoản (tên, địa chỉ, CMND, SĐT, STK dùng để rút tiền) là có thể mua được tất cả các loại trái phiếu trên chỉ từ 50.000đ. Họ không giữ tiền của bạn mà thay mặt bạn đi mua tất cả những quỹ mà bạn muốn.
Ngoài kia có hàng trăm App nhưng độ uy tín và chất lượng gần như bằng không. Mình đã sử dụng 3 app này một thời gian khá dài và tìm hiểu kỹ về công ty của họ nên hoàn toàn tin tưởng.
Cả 3 đều được thành lập khá lâu và đạt được nhiều giải thưởng danh tiếng tại VN, được rót vốn bởi các tập đoàn tài chính trong và ngoài nước.
Nếu bạn thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho người khác hoặc lưu lại vào Zalo/Mes để đọc lại khi cần
Xem bài viết cùng chuyên mục Quỹ đầu tư



Comments (No)

Leave a Reply