Mục lục (bấm để Tắt/Mở)
Cơ bản về đầu tư chứng khoán
Đầu tiên bạn hình dung thế này. Khi bạn tham gia thị trường chứng khoán (TTCK) để mua bán cổ phiếu (CP) trên sàn. Quá trình mua CP của 1 công ty A đó bao gồm:
- Phân tích cơ bản: (1) Báo cáo tài chính (lãi, lỗ, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tài sản., vốn sở hữu…), (2) các chỉ số như PE, EV/EBITDA, P/B, ROE…, (3) sức khỏe tài chính (là dòng tiền doanh nghiệp), (4) khả năng tăng trưởng doanh thu.
- Phân tích kỹ thuật: xu hướng TTCK, vẽ đường MA, MACD, RSI, SAR, Bollinger Band…
- Phân tích yếu tố tác động bên ngoài của VN và TG: Tình hình dịch bệnh, chiến tranh thương mại, FED, TTCK Mỹ tăng hay giảm, lãi suất ngân hàng tăng hay giảm, giá dầu, vàng thế giới, bla bla…
Sau khi chọn mua đc CP A, nếu bạn phân tích đúng thì giá CP A sẽ tăng lên và bạn bán ra để lấy lãi, ngược lại thì…
Nhưng phần lớn mọi người thường thất bại không phải vì việc phân tích trên mà vì LÒNG THAM và NỖI SỢ HÃI. Họ để 2 cảm xúc đó điều khiển mình trong những tình huống bước ngoặt mà bỏ qua mọi yếu tố phân tích trước đó.
Ví dụ như bạn bị trễ giờ làm việc, bạn phóng xe như bay trên đường bất chấp bạn hiểu rằng chạy như vây có thể bị tai nạn nguy hiểm. Đó là việc để cảm xúc điều khiển.
Ngoài ra có nguyên nhân thất bại nữa là, TTCK là một sàn đấu mà lãi chỉ dành cho kẻ chiến thắng, tiền không tự mất đi nó chỉ chuyển từ người này (thua) sang tay người khác (thắng). Nó cũng giống hệt như đại dương ngoài kia, cá lớn cá bé có hết. Và bạn chỉ là 1 con cái tý hon, liệu bạn có thể chiến thắng được những con cá cùng cỡ với mình và cả cá Voi, cá Mập ko?
Trong thế giới đại dương, trong cùng 1 đàn cá cũng có sự tranh giành, chiến đấu với nhau. Cá lớn nó ko tranh giành với cá nhỏ mà nó ăn cá nhỏ. Khi con cá Voi săn mồi, nó nuốt cả đàn cả nhỏ vào bụng sau khi đã chọn thời điểm thích hợp. TTCK y hệt vậy.
Một thống kê đáng buồn là 90% người nhảy vào TTCK đều thua lỗ. Theo mình nghĩ con số đó có lẽ còn khiêm tốn.
Nếu bạn tin tưởng rằng mình văn võ song toàn, bách chiến bách thắng và chắc chắn sẽ lọt vào 10% kia thì bài viết này không dành cho bạn.
Vậy làm thế nào để tham gia TTCK tránh được các rủi ro và có lãi? Đó là mua Chứng chỉ quỹ (CCQ).
Mua chứng chỉ quỹ là gì
Chứng chỉ quỹ là gì
Dễ hiểu: Một công ty tài chính họ lập ra 1 quỹ để đầu tư vào TTCK, họ muốn huy động thêm vốn từ NĐT nên phát hành ra chứng chỉ quỹ (hiểu nôm na là Giấy chứng nhận đóng góp cổ phần vào quỹ). NĐT góp tiền đó là thành viên của Quỹ.
Bản chất của mua chứng chỉ quỹ
Mô hình hoạt động của quỹ như thế nào
Các công ty tài chính thường có riêng một đội ngũ chuyên gia phụ trách quỹ này. Họ là những người tốt nghiệp các trường ĐH Tài chính lớn ở Mỹ hoặc châu Âu, có kinh nghiệm trên thị trường tài chính và chứng khoán.
Mỗi quyết định mua 1CP nào đều được được phân tích tỉ mỹ và thống nhất của tập thể và lãnh đạo.
Lãi suất chứng chỉ quỹ, có lãi suất kép không
Lợi ích của việc Mua chứng chỉ quỹ
- Lợi ích rõ ràng nhất là bạn đỡ mất cả đống thời gian đi tìm CP rồi phân tích. Có thể bạn không biết thời gian dành cho việc này chiếm 99% thời gian của 1 Trader (người chơi CK hàng ngày). Thời gian đó bạn tập trung vào công việc của bạn để kiếm tiền và bỏ thêm vào quỹ, gia tăng số tiền tích lũy của mình theo thời gian.
- Như đã phân tích ở đầu bài, rõ ràng việc bạn tự phân tích (3 yếu tố) chắc chắn không thể chính xác bằng đội ngũ chuyên gia tài chính của quỹ. Quỹ họ có đội ngũ chuyên môn, kinh nghiệm, có công cụ, có tầm ảnh hưởng, có mối quan hệ, có nguồn thông tin giá trị… thì hơn bạn về khoản phân tích là điều ko bàn cãi.
- Bạn tránh được việc bị cảm xúc điều khiển. Đơn giản vì ở Quỹ họ có kỷ luật, quy định của việc đầu tư rõ ràng và mọi việc phải được tính toán, quyết định bởi tập thể, được giám sát bởi Ủy ban chứng khoán, ngân hàng giám sát…Dó đó việc tùy tiện đầu tư tràn lan, sai mục đích là ko hề có.
- Quỹ là của công ty tài chính, góp vốn vào quỹ đơn giản bạn đã là thành viên của hội cá Mập.
- Nếu tự mua bạn sẽ mua được CP của 1 vài công ty vì vốn có hạn, điều này là rủi ro nếu chẳng may công ty đó làm ăn ko tốt. Nhưng với quỹ nguồn vốn lớn và danh mục yêu cầu phải đa dạng sẽ mua rất nhiều công ty khác nhau, do đó sẽ phân tán rủi ro, tránh được tình huống xấu nhất cho đồng vốn của bạn.
- Có thể đầu tư với số tiền chỉ 100k với các quỹ chủ động, với các quỹ ETF thì mỗi lần mua là 100cqq nên số tiền lớn hơn nhiều.
Nhược điểm
- Phí quản lý hàng năm: giao động 1-2%, mình nghĩ rằng những việc khó khăn nhất mà họ đã làm thay chúng ta thì khoản phí 1-2% đó là hoàn toàn xứng đáng. Lưu ý rằng Giá trị NAV (giá trị CCQ mà bạn đang nắm) là giá trị sau khi đã trừ các loại phí quản lý.
- Phí mua: Tùy từng quỹ mà phí mua có thể từ 0 – 1%.
- Phí bán: phụ thuộc vào thời gian bạn nắm giữ ngắn hay dài, nắm càng lâu thì phí bán càng thấp, thường trên 18 tháng sẽ miễn phí. Cũng công bằng thôi bạn góp vốn làm ăn chung mà mới đc thời gian ngắn bạn đã rút vốn rồi thì thật khó xử cho họ vì tiền đó đã đem đi đầu tư rồi. Vì vậy phí này sinh ra là để NĐT đi cùng quỹ lâu dài hơn. Cũng vì phí này mà CCQ ko phải là loại mà bạn dùng để lướt sóng, đầu tư ngắn hạn.
Các loại chứng chỉ quỹ ở Việt Nam
Cách mua chứng chỉ quỹ
Mua trực tiếp
Mua qua trung gian
Một số app mua chứng chỉ quỹ tiêu biểu hiện nay là
- Infina https://app.infina.vn/ADQK
- Tikop https://app.tikop.vn/9E4k
- Finhay https://app.finhay.com.vn/invite/JgA4y1
- Fmarket.vn