7 nguyên tắc bắt buộc phải nhớ khi đầu tư quỹ mở

Là người mới tìm hiểu đầu tư vào quỹ mở thì đây là bài viết gần như bắt buộc bạn phải đọc. Nó giúp bạn biết được những tiêu chí nào để chọn được quỹ tốt, chọn được quỹ phù hợp với mục tiêu của mình

Chọn Quỹ Mở phù hợp với mục tiêu đầu tư

Để làm được điều này bạn phải hiểu rõ về đặc điểm, khả năng sinh lời, rủi ro của từng loại Quỹ. Hiện có 4 loại chủ yếu: Quỹ trái phiếu, Quỹ cổ phiếu, Quỹ cân bằng, Quỹ ETF

  • Quỹ trái phiếu đầu tư 80% tài sản vào thị trường trái phiếu, nên an toàn chỉ sau tiền gửi tiết kiệm
  • Quỹ Cổ phiếu đầu tư 80%-90% Đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. nếu thị trường chứng khoán tăng thì có lãi và ngược lại. Độ rủi ro và biến động tài sản là khá cao.
  • Quỹ cân bằng 50% cổ phiếu + 50% trái phiếu.
  • Quỹ ETF thì 100% vào TTCK lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng khá cao cùng biến động mạnh.

Sau đó xác định chính xác mục tiêu đầu tư & khẩu vị rủi ro của bạn.

Theo mức độ chấp nhận rủi ro

  1. Mục tiêu của bạn là đầu tư an toàn thì hãy chọn quỹ trái phiếu (Quỹ Trái phiếu là gì? So sánh 9 Quỹ Trái phiếu hiện nay)
  2. Vừa muốn an toàn vừa muốn tăng trưởng tốt hơn thì quỹ cân bằng (Cổ phiếu quỹ là gì? So sánh hiệu quả hoạt động của các quỹ)
  3. Bạn muốn tăng trưởng mạnh và chấp nhận rủi ro cao thì chọn quỹ cổ phiếu hoặc quỹ ETF (Quỹ ETF là gì? BXH các quỹ ETF)

Theo thời gian đầu tư

  1. Dưới 2 năm: Không nên đầu tư vào quỹ vì phí khá nhiều.
  2. Từ 2-5: Quỹ Cổ phiếu
  3. Trên 5 năm: Quỹ cổ phiếu hoặc Quỹ ETF và một ít quỹ Trái phiếu (10-20%)

Nắm rõ được nguyên tắc này sẽ giúp bạn không bất ngờ và bình tĩnh trong những tình huống khó khăn của thị trường.



Kiểm tra thành tích của các Quỹ

Hiện nay có rất nhiều Quỹ mở từ nhiều đơn vị khác nhau, vì vậy sẽ rất khó khăn để chọn được quỹ nào tốt nhất vì vậy cách duy nhất là hãy căn cứ vào hiệu quả hoạt động của Quỹ. Trong cùng một quãng thời gian, quỹ nào tăng trưởng cao nhất hoặc khi thị trường lao dốc thì quỹ nào giảm ít nhất. Tuy quá khứ không nói nên được tương lai nhưng ít ra nó cũng nói lên được năng lực của quỹ đó.

Theo dõi tăng trưởng các quỹ hàng ngày tại đây

Biểu đồ hiệu quả hoạt động của 1 quỹ

Kiểm tra phí giao dịch

3 loại phí cần quan tâm là Phí mua, phí bán, phí quản lý hàng năm.

Phí mua, phí bán sẽ trừ trực tiếp lúc bạn mua và bán. Nghĩa là với số tiền từ khi bạn đầu tư đến khi rút ra sẽ chịu 2 lần phí này. Phần lớn các quỹ hiện nay thì thời gian nắm giữ chứng chỉ cần lâu thì phí bán càng thấp, thường trên 18 tháng là miễn phí Bán.

Phí quản lý (hàng năm khoảng từ 1,5-2,5%), đây là loại phí mà bạn cần phải quan tâm nhất. Vì với phí mua và bán thì chỉ trừ 1 lần, còn phí quản lý thì đều đặn trừ mỗi năm. Vd bạn đầu tư 1 khoản tiền trong suốt 10 năm thì đồng nghĩa số tiền đó bị tính phí quản lý 10 lần. Phí quản lý này sẽ được trừ hàng tháng và giá trị ccq mà bạn nắm giữ là đã được trừ phí.

Một số quỹ có phí mua bán cao nhưng phí quản lý thấp và ngược lại phí mua bán thấp nhưng phí quản lý cao.

Xem bài: Sự thật đằng sau các con số lãi khủng của các Quỹ đầu tư

Tính thanh khoản

Tính thanh khoản là thời gian từ khi bạn thực hiện bán CCQ cho đến khi tiền về túi của bạn. Điều này là vô cùng quan trọng khi bạn cần tiền gấp hoặc ít nhất là bạn không phải chờ đợi lâu.

Bạn nên tìm hiểu rõ ràng thời gian giao dịch của mỗi quỹ, có quỹ giao dịch hàng ngày, nhưng cũng có quỹ chỉ giao dịch 1 lần/tuần.

Xem Phí và thời gian giao dịch các chứng chỉ quỹ

Đừng quá bận tâm đến giá chứng chỉ Quỹ.

Khi bạn mua cổ phiếu thì thường quan tâm đến mức giá cao hay thấp, các chỉ số như PE, PB… nhưng với quỹ mở thì giá cao hay thấp không phản ánh được năng lực của quỹ, giá cao chưa chắc đã tốt và giá rẻ chưa chắc đã xấu.
Quan trọng là Quỹ hoạt động có sử dụng tiền đầu tư hiệu quả không, có khả năng tiếp tục sinh lời trong thời gian tới hay không. Điều này phụ thuộc vào năng lực của từng quỹ, bạn hãy tìm hiểu về công ty, đội ngũ chuyên gia, tin tức…về họ thường xuyên.

Cuộc chơi dài hạn

Hãy đầu tư dài hạn để tận dụng sức mạnh của lãi kép. Cuộc chơi này CHỈ THÀNH CÔNG với sự kiên trì và thói quen tích lũy hàng tháng. CCQ phù hợp với mục tiêu bỏ ống heo, tích sản…nó không phải là cái để bạn mua đáy bán đỉnh, vì vậy xác định rõ ràng ngay từ ban đầu mục đích đầu tư ccq của mình và hãy kiên định với nó.
Đầu tư Quỹ mở giúp bạn đầu tư với số tiền nhỏ, hình thành thói quen tiết kiệm và đầu tư, việc của bạn là chỉ đầu tư đều đặn.
Ví dụ mỗi tháng bạn đầu tư 3 triệu trong 15 năm đầu tư linh hoạt giữa trái phiếu và cổ phiếu lợi nhuận trung bình là 15 %/năm thì đến năm thứ 15 bạn sẽ có được số tiền là 2 tỷ

Nếu bạn chưa hiểu lãi kép là gì và cách tính như thế nào hãy xem bài viết Lãi kép

Chỉ mua chứng chỉ Quỹ các đại lý phân phối được cấp phép.

Hiện nay có rất nhiều đơn vị chào mời đầu tư với lãi suất cao, nếu mua của các đơn vị không uy tín thì bạn sẽ có nguy cơ bị lừa đảo và không được pháp luật bảo vệ. Vì vậy hãy cẩn thận với những lời chào mời này.
Hãy mua Quỹ từ Công ty quản lý quỹ, các đơn vị phân phối được ủy quyền, Ủy ban chứng khoán cấp phép hoặc qua các sàn giao dịch tập trung như Infina, Finhay, Tikop, Fmartket,
Đọc thêm: Bản chất mua Chứng chỉ quỹ là gì, có lãi suất kép ko?

Hoặc tìm hiểu đầy đủ kiến thức về Quỹ mở